1. Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty
2. Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật hoặc Điều lệ công ty
3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp tác đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định. Quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó. Quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó.
4. Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
5. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
6. Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
7. Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.
8. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
– Thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty.
– Thành viên Ban kiểm soát cũng không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của Công ty.
1. Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên hội đồng quản trị tại cuộc họp thường niên.
2. Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của hội đồng quản trị.
3. Kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến hội đồng quản trị.
4. Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng thành viên hoặc các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
5. Khi phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng thành viên, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
1. Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên.
2. Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên.
3. Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng thành viên.
4. Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.
5. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
(Ban giám đốc có thể bị thay bởi Hội đồng thành viên bất kỳ lúc nào; trừ khi bản Điều lệ công ty quy định khác đi)
1. Thực hiện các chiến lược kinh doanh mà Hội đồng thành viên đã đặt ra.
2. Điều hành công ty đạt được các mục tiêu cuối cùng.
3. Giải quyết công việc hàng ngày của công ty.
1. Điều hành trong văn phòng, thực hiện các công việc liên quan đến giấy tờ, các công việc tạp vụ hành chính
2. Sắp xếp hồ sơ, soạn thảo văn bản
3. Tiếp khách, lên lịch trình, tổ chức cuộc họp, hội nghị.
4. Lên kế hoạch cho giám đốc.
5. Lưu trữ tài liệu, văn thư và tìm kiếm. Quản lý các địa chỉ giao dịch.
6. Quản lý thư viện điện tử và mẫu vật tư, cập nhật giá vật tư.
1. Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện
2. Thiết lập, giao dich trực tiếp với Khách hàng.
3. Thực hiện hoạt động kinh doanh tới các Khách hàng nhằm mang lại Doanh thu cho Doanh nghiệp.
4. Phối hợp với các bộ phận liên quan như Kế toán, Sản xuất, Đối tác, Đội thi công, Thầu phụ… nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng
1. Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác.
2. Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khác nhau, việc phân loại này có tác dụng giảm được khối lượng lớn các chi tiết thành dạng cô đọng và hữu dụng.
3. Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp ứng yêu cầu của người ra các quyết định.
Kiến trúc sư là người làm thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức và cấu trúc cũng như dự đoán sự phát triển của một công trình. Hoặc kiến trúc sư là người cung cấp các giải pháp về kiến trúc (công năng, thẩm mỹ cũng như giải pháp kĩ thuật) cho các đối tượng xây dựng ở các lĩnh vực khác nhau.
Yêu cầu:
– Say mê thiết kế
– Nhanh nhạy, sáng tạo
– Có khả năng phân tích một cách logic
– Kĩ năng giao tiếp
1. Tư vấn thiết kế kiến trúc (có thể kèm theo sự giám sát của người quản lý, điều hành có chuyên môn cao)
2. Giám sát, đốc thúc tiến độ làm việc của nhân viên thiết kế nội thất
3. Giám sát, đốc thúc tiến độ làm việc và kiểm tra bản vẽ triển khai kỹ thuật của họa viên.
4. Hỗ trợ Ban giám đốc trong quá trình tư vấn, thương lượng để ký kết hợp đồng thi công.
5. Giám sát tác giả công trình.
Tổ chức tất cả sản phẩm của mỹ thuật ứng dụng vào trong không gian, sao cho không gian hài hòa về tổng thể, bố cục, màu sắc, ánh sáng và tính công năng cao. Những yếu tố cần thiết cho một không gian nội thất: Công năng, ích dụng, thẩm mỹ.
1. Tư vấn thiết kế nội thất (có thể kèm theo sự giám sát của người quản lý, điều hành có chuyên môn cao)
2. Giám sát, đốc thúc tiến độ làm việc và kiểm tra bản vẽ triển khai kỹ thuật thi công nội thất của họa viên.
3. Hỗ trợ Ban giám đốc trong quá trình tư vấn, thương lượng để ký kết hợp đồng thi công nội thất.
4. Giám sát tác giả công trình.
1. Tư vấn xây dựng, thiết kế, tính toán kết cấu và thi công các công trình xây dựng.
2. Dự toán xây dựng.
Kỹ sư tư vấn giám sát: Là người có bằng cấp chuyên môn theo yêu cầu của công việc cụ thể và có giấy chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát, làm thuê cho tổ chức tư vấn giám sát hay trực tiếp cho chủ đầu tư. Tư vấn giám sát là một phần công việc trong quản lý dự án.
1. Giám sát xây dựng: Là chỉ các công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và đánh gía công việc những người tham gia công trình. Nó lấy hoạt động của hạng mục công trình xây dựng làm đối tượng; lấy pháp luật, quy định, chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan, văn bản hợp đồng công trình làm chỗ dựa, lấy quy phạm thực hiện công việc, lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích. Trong mọi hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình đều cần có sự giám sát.
2. Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi – kiểm tra – xử lý – nghiệm thu – báo cáo các công việc liên quan tại công trường.
1. Tư vấn thiết kế nội thất cho khách hàng, lấy thông tin và yêu cầu của khách hàng. Soạn hợp đồng thiết kế nội thất.
2. Thiết kế hoặc chuyển tải thông tin, yêu cầu của khách hàng cho bộ phận thiết kế. Giao tiến độ thiết kế và chịu trách nhiệm về thời gian hoàn thành bảng vẽ.
3. Bốc khối lượng và báo giá thi công nội thất (làm việc với thầu phụ, kế toán và phòng kinh doanh)
4. Chuyển tải thông tin, yêu cầu cho bộ phận thi công. Giám sát, giao tiến độ thi công và chịu trách nhiệm về thời gian hoàn thành sản phẩm (bao gồm việc bố trí ánh sáng và kiểm tra khâu lắp đặt đèn, rèm cửa, tranh ảnh. Kiểm tra chất lượng thi công nội thất, gọi dịch vụ vệ sinh công trình chuyên nghiệp…)
5. Giám sát tác giả, tư vấn, giải đáp thắc mắc, chỉnh sửa bảng vẽ.
6. Lưu hình ảnh công trình ngay sau khi hoàn thành (tự chụp hoặc thuê photograper chuyên nghiệp)